Chúng mình thường có xu hướng cho rằng những thần đồng là do họ giỏi "từ trong trứng", do có năng khiếu bẩm sinh. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Những câu truyện, những thần đồng đó luôn luôn có những câu truyện ở đằng sau.
Bất cứ ai mà hồi nhỏ đã đạt được những thành tựu vô cùng đáng kể, thì họ đều xuất phát từ một gia đình có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực đó.
Một ví dụ thực tế là thiên tài âm nhạc Mozart, 6 tuổi viết được bản nhạc trong 10-15 phút, 7 tuổi được đi biểu diễn khắp nơi trên nước Đức, 14 tuổi bắt đầu sáng tác Opera. Câu truyện đằng sau ở đây là gì? Thực tế, bố của Mozart là một nhà soạn nhạc nổi tiếng. Ngay từ khi còn nhỏ, Mozart đã được tiếp xúc với âm nhạc, sau đó được cha dành toàn bộ thời gian chỉ để dạy Mozart về âm nhạc.
Hay như họa sĩ thiên tài người Tây Ban Nha Picasso, bố ông ấy là một giáo sư nghệ thuật ở 1 trường đại học danh tiếng của Tây Ban Nha. Từ năm 7 tuổi, Picasso đã được bố dạy cách cầm cọ.
Tất nhiên là các thiên tài này họ đều có sẵn tố chất, vì không phải ai bắt đầu sớm cũng được thành công như họ. Nhưng không thể nào bỏ qua chuyện được gia đình định hướng từ nhỏ và dành rất nhiều thời gian từ bé. Sự định hướng và môi trường này đã nuôi dưỡng lên những thiên tài.
Quay lại về lĩnh vực ngoại ngữ, chúng mình thường nghĩ rằng những người có khả năng nói ngoại ngữ trôi chảy khi còn ít tuổi, học tập lúc nào cũng hiệu quả thì hẳn là một thiên tài.
Một ví dụ điển hình là một em bé người Nga - Angelina Bella Devyatkina khi lên 4 tuổi đã thành thạo 7 thứ tiếng. Tuy nhiên, hãy nhìn kĩ vào trường hợp của bé gái này. Trước hết, mẹ của em ấy là một linguist - một nhà ngôn ngữ học, cô ấy có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng. Ngay từ nhỏ thì bố mẹ em ấy đã đặt mục tiêu ưu tiên giúp em ấy hiểu càng nhiều thứ tiếng càng tốt. Ngay từ khi sinh ra, em ấy đã được nghe bố mẹ nói tiếng Anh, tiếng Nga. Đến năm em ấy 10 tháng tuổi, bố mẹ lại chuyển sang nói cả tiếng Pháp với em nữa.
Rõ ràng, cô bé người Nga này ngay từ nhỏ đã sống trong môi trường rất thuận lợi. Và đến khi Bella 3 tuổi, bố mẹ dạy thêm em tiếng Trung Quốc, Ả Rập, Đức, Tây Ban Nha. Qua câu chuyện kể trên, thiên tài trước hết phải có tố chất, sau đó được rèn rùa trong môi trường vô cùng thuận lợi.
Tuy nhiên, dù có là thần đồng đi chăng nữa thì để tạo ra một phát minh sáng chế hay tuyệt tác đỉnh cao nào đó, người ta cũng cần mất khoảng thời gian nhất định. Nói về chuyện học tiếng Anh, rõ ràng đó cũng không phải là chuyện gì đó quá khó khăn như những ví dụ trên. Chúng mình chỉ cần tốn 2-3 năm đầu tư thời gian tập trung học là đủ.
Hãy nhớ rằng các thần đồng kể trên họ phải dùng cả 10 tiếng đồng hồ một ngày chỉ để tập trung cho chuyên môn của họ. Còn với chúng mình, chỉ cần dành 1-2 tiếng để tiếp xúc với các nguồn tiếng Anh chuẩn, thì sau 2 năm mình có thể đạt được trình độ tương đối thành thạo tiếng Anh rồi.
Có nhiều phụ huynh hoặc chính học sinh thường phàn nàn rằng, "Học tiếng Anh bây giờ là quá muộn rồi. Bạn bè xung quanh đều đã quá giỏi, mà mình thì vẫn chưa biết gì cả". Nhưng chúng mình nên hiểu rằng, người ta có thể bắt đầu sớm hơn chúng ta 1 chút, nhưng nếu so cả quãng đường dài sự nghiệp của chúng ta 30-40 năm trời thì chuyện chậm hơn 1-2 năm không còn là vấn đề nữa.
Mỗi người sẽ có timeline của riêng mình. Đầu tư 1-2 năm cho tiếng Anh và rồi mình sẽ gặt hái được rất nhiều thành công từ nó. Trong tục ngữ Trung Quốc có một câu :"Thời gian tốt nhất để trồng cây là 20 năm trước. Thời gian tốt thứ nhì là bây giờ". Vậy nên, hãy bắt đầu học tiếng Anh ngay từ bây giờ các bạn nhé!
Comments